KEYAPPLY - ĐẦU TƯ ĐỊNH CƯ

Chia sẻ kinh nghiệm mua doanh nghiệp đang hoạt động

Mình xin chia sẻ một vài kinh nghiệm, thông tin hy vọng hữu ích cho anh chị em đang muốn bắt tay vào làm business tại Canada. Ở Canada mình có nhiều cách để khởi đầu một business, mua lại doanh nghiệp đang hoạt động là một trong cách đó. Khuôn khổ bài này mình nói về điều này, sẽ chia sẻ tiếp cách thức khác nếu mình có thêm thời gian sau.

LỢI VÀ BẤT LỢI KHI MUA MỘT DOANH NGHIỆP CÓ SẴN:

Có lợi:

  • Có sẵn cơ sở khách hàng, nhân sự đã có kinh nghiệm, phương hướng kinh doanh, không cần phải bắt đầu lại từ đầu.
  • Có sẵn nhà cung cấp.
  • Có doanh số ổn định, chỉ cần phát triển thêm.
  • Được chủ cũ hướng dẫn chia sẻ các kiến thức thị trường mà mình không thể học đâu được.

Bất lợi:

  • Khó tìm được doanh nghiệp phù hợp với chuyên môn, và ngân sách.
  • Những gì chủ cũ làm từ thị phần, khách hàng, marketing… không phù hợp, và nếu bạn thay đổi thì phải đối diện với rủi ro liệu có mất khách hàng không?
  • Nhân sự cũ đã quen cách cũ, có thể khó cho bạn lãnh đạo, và họ sẽ khó chấp nhận sự thay đổi.
  • Những vấn đề phát sinh về tài chính, thời gian, nguồn lực mà chưa lường tới được.

NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN ĐÚNG DOANH NGHIỆP

Có 2 cách để bạn tìm mua doanh nghiệp:

Tìm trên internet:

Không nên tìm ở các trang Kijiji và Craigslist vì rất nhiều scam và lừa đảo. Một số trang tin cậy và nhiều chi tiết hơn:

Liên hệ với brokers về mua bán doanh nghiệp

THỰC HIỆN THẨM ĐỊNH (DUE DILIGENCE)

Để chuyên nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp quá nhiều tiền, mình thật sự khuyên các bạn nên thuê một đơn vị chuyên tư vấn làm thẩm định. Họ sẽ có một quy trình thẩm định sâu rộng, gồm phát hiện ra vấn đề nào mà công ty có thể gặp phải, như hồ sơ phá sản, các vụ kiện, nợ nần, các vấn đề về quy hoạch hoặc các tranh chấp khác sẽ đến. Họ sẽ đánh giá rủi ro và xác định các điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến việc mua doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp nhỏ và bạn có nhiều kinh nghiệm trong ngành này, bạn có thể tự làm với sự trợ giúp của luật sư hoặc kế toán, nhưng đây thường không phải là làm Due Diligence chuyên nghiệp. Do đó, bạn chọn cách này bạn phải có kiến thức kế hoạch, kinh doanh, tiếp thị, kế toán để kiểm soát và hiểu mọi thông tin bạn cần tìm.

Các giấy tờ sau cần bên bán phải cung cấp:

  • Báo cáo tài chính trong 5 năm gần nhất
  • Khai thuế của năm gần nhất
  • Danh mục các chi phí
  • Bảng lương, thưởng của quản lý, vì đây là vị trí quan trọng. Có những cái nằm ngoài lương mà hàng năm chủ phải bonus hoặc chia thêm là gì?
  • Nghiên cứu địa điểm kinh doanh, diện tích, tình trạng sở hữu, tình trạng cho thuê, phí quản lý commercial…
  • Số lượng nhân viên
  • Bằng sáng chế nếu có, quy định và thỏa thuận cổ đông
  • Mô tả về số lượng, thời gian thu thập database khách hàng, phần mềm nào quản lý database này?
  • Lợi nhuận trên từng sản phẩm dịch vụ
  • Và các tài liệu khác mà nhóm thẩm định cần.

Đối với franchise sẽ có một số tài liệu khác mình có dịp sẽ viết bài về franchise riêng.

Luật sư và Kế toán là bắt buộc nên có, cho dù bạn có nhóm Due Diligence chưa thì vẫn phải cần 2 nhân vật này.

Một lưu ý: doanh nghiệp tiềm năng thật sự không thể bán giá rẻ. Có thể CoVID họ phải bán nhưng có tiềm năng, thì cần nghiên cứu thời gian kinh doanh trước khi có CoVID.

Các bạn có doanh nghiệp muốn bán, mình cũng khuyên nên chuẩn bị hồ sơ đẹp như vậy và đi theo các broker để có giá trị bán tốt nhất, tránh bán quá rẻ quá bèo.

Đối với người có PR và Citizen, bạn có thể liên lạc với các ngân hàng, vì các big banks đều có chương trình cho vay Business dựa vào giá trị business bạn mua, không cần lo phải có tài sản thế chấp.

DI TRÚ

Trên kia mình nói về cách lưu ý cho người local, là có PR hoặc Citizen. Còn bạn có ý định mua doanh nghiệp để hỗ trợ người thân qua Canada, thì sẽ còn thêm một loạt yêu cầu khác cần đáp ứng. Nó sẽ bao gồm:
  • Phải là doanh nghiệp “hợp gu” của bộ di trú
  • Đầu tư ít nhất 250.000 đô la vào một doanh nghiệp ở Canada;
  • Tạo việc làm / duy trì việc làm cho ít nhất 2 người Canada; và
  • Một doanh nghiệp khả thi có thể tạo ra đủ doanh thu để trả lương cho tất cả nhân viên của mình.
  • Người ở VN muốn sang làm chủ hoặc đồng sở hữu với bạn phải có kinh nghiệp quản lý điều hành, không cần thi tiếng Anh.

Mình hiện làm tư vấn cho các doanh nghiệp mua có mục đích di trú hoặc hỗ trợ người thân sang làm chủ doanh nghiệp. Còn local business thì mình hiện không có đủ nhân lực để làm. Mình mong chút đóng góp bé nhỏ này giúp mọi người giảm chút thời gian mò mẫm, nhanh chóng trở thành những ông bà chủ thật thành công nha.

Cám ơn cả nhà đã đọc.

Jenny Dang

Các bài viết liên quan

Cleantech: Tiềm năng và cơ hội tại Canada cho các Startup công nghệ sạch
Cleantech, viết tắt của "clean technology" (công nghệ sạch), là thuật ngữ dùng để mô tả sản phẩm,...
Đọc thêm
Mông Cổ chào đón du khách Việt Nam với chính sách miễn Visa từ ngày 7/3/2024
Trong một diễn biến quan trọng đối với du lịch quốc tế, Mongolia đã mở cửa đón du khách Việt Nam ...
Đọc thêm
Xây dựng sự nghiệp kinh doanh qua các chương trình học không phải MBA tại Canada
Xin chào các bạn, Nếu bạn đang ấp ủ giấc mơ về một sự nghiệp thành công trong lĩnh vực kinh doanh...
Đọc thêm

Leave a comment

Please note, comments must be approved before they are published