Những công việc nào có thể xin Work Permit đến Canada mà không cần LMIA?
Để đưa lao động nước ngoài đến Canada, nhìn chung người chủ lao động Canada phải nhận được Đánh giá tác động thị trường lao động (LMIA) tích cực. Tuy nhiên, có một số trường hợp LMIA có thể được miễn.
Người lao động nước ngoài được miễn LMIA sẽ thuộc chương trình được gọi là Chương trình Di chuyển Quốc tế (IMP - International Mobility Program). Được miễn lấy LMIA không có nghĩa là được miễn xin giấy phép lao động. Tất cả vẫn yêu cầu cá nhân phải có giấy phép lao động để làm việc hợp pháp tại Canada.
Tổng quan
Lao động nước ngoài trong trường hợp cần có Đánh giá tác động thị trường lao động (LMIA) sẽ thuộc Chương trình lao động nước ngoài tạm thời (TFWP).
Ngược lại, những người lao động nước ngoài không yêu cầu LMIA sẽ thuộc Chương trình Di chuyển Quốc tế (IMP).
Mục đích của TFWP là cho phép người sử dụng lao động ở Canada thuê lao động nước ngoài khi không có lao động phù hợp ở Canada để làm công việc cụ thể.
Mục đích của IMP là thúc đẩy các lợi ích kinh tế, xã hội và văn hóa đa dạng của Canada. Vì mục tiêu chính sách của IMP rộng hơn, chính phủ Canada không sử dụng quy trình LMIA đối với công dân nước ngoài thuộc bất kỳ luồng nào của IMP.
Một số chương trình IMP phổ biến hiện nay:
- Lợi ích đáng kể
- Việc làm đối ứng
- Nhân viên từ thiện và tôn giáo
Lợi ích đáng kể - Significant Benefit
Doanh nhân và cá nhân làm việc độc lập
Miễn trừ LMIA có thể được cấp cho các doanh nhân muốn đến Canada để bắt đầu hoặc điều hành một doanh nghiệp. Người nộp đơn cho một trong những chương trình này phải là chủ sở hữu duy nhất hoặc chủ sở hữu đa số của doanh nghiệp mà họ muốn theo đuổi ở Canada. Họ cũng phải chứng minh rằng hoạt động kinh doanh của họ sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho Canada.
Theo chương trình này, các doanh nhân có thể mở công ty mới hoặc mua nhượng quyền thương hiệu để bắt đầu kinh doanh ở Canada.
Chuyển giao nôị bộ công ty
Chương trình này cho phép các chủ doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh của họ sang Canada, chuyển giao nhân viên điều hành hoặc quản lý hoặc nhân viên có kiến thức chuyên môn.
Lao động lành nghề nói tiếng Pháp
Công dân nước ngoài đã được tuyển dụng thông qua sự kiện quảng bá nhập cư tiếng Pháp được phối hợp giữa chính phủ liên bang và các cộng đồng thiểu số tiếng nói tiếng Pháp và những người sống ở một tỉnh hoặc vùng lãnh thổ bên ngoài Quebec và đủ tiêu chuẩn theo Phân loại nghề nghiệp quốc gia (NOC) 0, A hoặc B, có thể đủ điều kiện để làm việc tại Canada thông qua Mobilité Francophone.
Học thuật
Gồm các nhà nghiên cứu, giảng viên khách mời và giáo sư thỉnh giảng.
Miễn trừ LMIA cấp tỉnh
Người lao động được tỉnh đề cử thường trú nhân và đã nhận được lời mời làm việc tại tỉnh đó có thể được miễn yêu cầu LMIA.
Việc làm đối ứng
Các thỏa thuận việc làm qua lại giữa các nước, cho phép người lao động nước ngoài có việc làm tại Canada khi người Canada có cơ hội làm việc tương tự ở nước ngoài.
Hiệp định quốc tế
Canada là thành viên của một số hiệp định quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập cảnh của lao động nước ngoài. Việc tiếp nhận lao động nước ngoài theo các hiệp định này được coi là mang lại lợi ích đáng kể cho Canada và do đó, không yêu cầu LMIA. Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là một ví dụ cho trường hợp này.
Ngoài ra, các doanh nhân Việt Nam có thể sang Canada làm việc theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là hiệp định thương mại tự do giữa Canada và 10 quốc gia khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: Úc, Brunei, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Sau khi được triển khai đầy đủ, 11 quốc gia sẽ hình thành một khối thương mại đại diện cho 495 triệu người tiêu dùng và 13,5% GDP toàn cầu, giúp Canada tiếp cận ưu đãi với các thị trường chính ở châu Á và châu Mỹ Latinh.
Vào ngày 30 tháng 12 năm 2018, CPTPP có hiệu lực trong số sáu quốc gia đầu tiên phê chuẩn hiệp định - Canada, Úc, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore. Ngày 14/01/2019, CPTPP có hiệu lực đối với Việt Nam.
Các chương trình trao đổi quốc tế
Canada là thành viên tham gia một số chương trình trao đổi thanh niên quốc tế. Các chương trình như vậy bao gồm Visa Working Holiday Canada (IEC) International Experience Canada, các chương trình Co-op dành cho sinh viên, các chương trình Chuyên gia trẻ và các chương trình trao đổi giáo viên. Các chương trình này được miễn trừ LMIA.
Công việc từ thiện và tôn giáo
Công việc từ thiện
Trong bối cảnh của Canada, từ thiện được định nghĩa là cứu trợ đói nghèo, nâng cao trình độ học vấn hoặc một số mục đích khác có lợi cho cộng đồng. Do đó, một số nhân viên từ thiện không yêu cầu LMIA để tạm thời gia nhập thị trường lao động Canada.
Công việc tôn giáo
Công việc tôn giáo thường giảng dạy hoặc chia sẻ các niềm tin tôn giáo, theo yêu cầu của người thuê lao động. Đối với danh mục được miễn LMIA này, nghĩa vụ chính của người lao động sẽ theo một mục tiêu tôn giáo cụ thể, ví dụ như cung cấp hướng dẫn tôn giáo hoặc quảng bá một tôn giáo hoặc đức tin cụ thể.
Kết luận
Người lao động có thể đi sang Canada dưới công việc quản lý, chủ sở hữu hoặc làm thuê mà không cần LMIA nếu rơi vào các công việc ở trên. Tuy nhiên, đây chỉ là visa tạm thời, việc định cư sẽ cần thêm một lộ trình tiếp theo sau khi đến Canada và cần được tư vấn cụ thể theo từng trường hợp.
Chương trình doanh nhân cấp PR trực tiếp hiện nay có thể tham khảo Start-Up Visa.
Những ai đang ở Canada dưới các visa tạm thời miễn LMIA kể trên cần tìm con đường định cư cụ thể, thì có thể tham khao các chương trình tỉnh bang, liên bang. Hoặc nếu không còn cách nào có thể làm Nhân đạo. Lưu ý, nhân đạo hoàn toàn khác với tỵ nạn. Nhân đạo là một hình thức được miễn trừ các điều kiện nhập cư của các chương trình khác, bù lại bạn đã gắn bó và có đóng góp phần nào vào lợi ích của Canada.