KEYAPPLY - IMMIGRATION INVESTMENT

Start-Up Visa: quy trình phát triển dự án và rủi ro cần thận trọng

Quy trình theo dõi hồ sơ của chương trình Start-Up Visa (SUV) khác biệt so với các chương trình di dân khác. Đối với chương trình khác, sau khi nộp hồ sơ PR (Permanent Resident), bạn chỉ cần đợi kết quả. Tuy nhiên, với SUV, việc nộp hồ sơ PR chỉ là bắt đầu cho nhiều công việc cần thực hiện tiếp theo. Trong thời gian chờ PR, bạn cần cập nhật tiến trình và kết quả thực hiện dự án của mình.

Nhiều người thường thắc mắc vì sao phí cho thiết lập dự án SUV ở một số nơi có thể rất thấp so với giá cả chung. Điều này phụ thuộc vào công việc cần thực hiện ở các giai đoạn khác nhau của quy trình SUV. Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét các giai đoạn đó:

Giai đoạn 1: Nhận Letter of Support từ đơn vị chỉ định và nộp PR

Lúc này sẽ có hai nhóm đơn vị chỉ định:

Nhóm 1: Đơn vị chỉ định, thường là Incubator, nếu họ đồng ý họ vẫn cấp LOS để bạn nộp PR và work permit ngay cả khi dự án của bạn chưa cần hoàn chỉnh. Dự án có thể chỉ là kế hoạch trên giấy, ý định, ý tưởng. Nếu dịch vụ làm đến giai đoạn này, phí họ thu sẽ là thấp nhất và thường không có hoàn trả vì lấy LOS là đã hoàn thành trách nhiệm của công ty dịch vụ.

Nhóm 2: Một số Incubator, Angel và Venture sẽ không cấp LOS cho dự án chỉ mới là ý tưởng và kế hoạch trên giấy. Nếu công ty dịch vụ làm việc với nhóm này thì họ sẽ không nộp hồ sơ PR cho bạn được nếu dự án chưa phát triển, nên sẽ không có giá rẻ cho bạn được.

Giai đoạn này Work Permit dù dự án non hay đã phát triển đều có khả năng nhận được Work Permit, không khó, trừ khi hồ sơ cá nhân không liên quan gì đến dự án, còn bình thường là hầu hết ai cũng có Work Permit. Chính vì dễ như vậy nên rất nhiều người cho rằng đến đây là thành công rồi, nên chủ quan không chú trọng giai đoạn 2. 

Giai đoạn 2: Thực hiện và báo cáo dự án

Nếu bạn đã nộp hồ sơ PR và Work Permit, bạn cần tiếp tục thực hiện giai đoạn 2, ngay cả khi hồ sơ của bạn đang chờ duyệt. Nếu không, rủi ro bị từ chối PR sẽ tăng cao. Giai đoạn 2 đòi hỏi bạn phải hoàn thành và cung cấp dữ liệu cho nhiều yếu tố khác nhau của dự án, bao gồm kế hoạch kinh doanh, chiến lược thu nhập, đối tác, thương hiệu, và nhiều hơn nữa. Nếu bạn không làm, có nghĩa là bạn chấp nhận rủi ro rớt. Để làm được những nội dung này, bạn phải cần nhắc chi phí bạn phải bỏ ra, vì rất là tốn kém. Nếu từ đầu dịch vụ đã thu phí để hỗ trợ bạn rồi thì yên tâm, không thì bạn cần phải dành rất nhiều thời gian và chi phí để làm tiếp.

Dưới đây là danh sách kiểm tra (checklist) yêu cầu dự án khởi nghiệp cần có nếu bạn muốn an toàn vượt qua giai đoạn 2:

  1. Pitch Deck: Bản trình bày dự án, tóm tắt về ý tưởng kinh doanh, mô hình hoạt động, và chiến lược phát triển.

  2. Video Presentation of Pitch Deck: Một video ghi lại quá trình trình bày Pitch Deck.

  3. Team Structure: Cấu trúc đội ngũ, vị trí và vai trò của mỗi thành viên.

  4. Business Plan: Kế hoạch kinh doanh chi tiết, bao gồm chiến lược tiếp thị, phân tích thị trường, dự đoán tài chính, v.v.

  5. Competition: Phân tích cạnh tranh, bao gồm những doanh nghiệp khác trong lĩnh vực.

  6. Advantage Among Others: Lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.

  7. IP Strategy & Innovation: Chiến lược về quyền sở hữu trí tuệ và các đổi mới của doanh nghiệp.

  8. Revenue Strategy: Kế hoạch chiến lược thu nhập.

  9. Partnerships: Thông tin về các đối tác hiện tại hoặc tiềm năng.

  10. Contracts with Global Network: Các hợp đồng quan trọng với các mạng lưới toàn cầu.

  11. Investor Presentation: Bản trình bày dành cho nhà đầu tư.

  12. Patent Information: Thông tin về các bằng sáng chế liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ.

  13. POC - Proof of Concept: Chứng minh khả năng thực thi của ý tưởng, bao gồm kết quả, phép đo, nghiên cứu tình huống và tóm tắt.

  14. MVP - Minimum Viable Product: Sản phẩm tối thiểu có khả năng hoạt động, bao gồm mô hình 3D, bản vẽ kỹ thuật, hướng dẫn lắp ráp, kiến trúc, thuật toán, phần cứng/phần mềm/ứng dụng, hướng dẫn cài đặt và kiểm tra.

  15. Prototype Phases [Alpha, Beta]: Các giai đoạn thử nghiệm của sản phẩm mẫu.

  16. How Much Invested the Company of Their Own Capital? Số vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp từ nguồn vốn riêng.

  17. Product: Thông tin chi tiết về sản phẩm, bao gồm thông số kỹ thuật và tài liệu tiếp thị.

  18. Validation & Verification: Quá trình kiểm tra và xác minh độ tin cậy của sản phẩm hoặc dịch vụ.

  19. Regulatory Compliance & Qualifications: Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn.

  20. Manufacturing & Production: Chi tiết về quy trình sản xuất.

  21. Scaling to Mass Manufacturing: Kế hoạch mở rộng sản xuất quy mô lớn.

  22. Customers: Thông tin về khách hàng tiềm năng hoặc hiện tại.

  23. Sales: Thông tin về doanh số bán hàng.

  24. How Many Users: Số lượng người dùng sản phẩm hoặc dịch vụ.

  25. How Many Paying Users: Số lượng người dùng trả phí.

  26. Description of the Next Steps: Mô tả về các bước tiếp theo trong kế hoạch phát triển.

Giai đoạn 3: Tiếp tục phát triển dự án

Nếu PR của bạn vẫn còn chờ duyệt trong thời gian dài, giai đoạn 3 đòi hỏi bạn phải tiếp tục phát triển giai đoạn 2. Khi CIC yêu cầu cập nhật, họ chỉ cho bạn khoảng 20 - 30 ngày để gửi báo cáo.

Rõ ràng, quy trình SUV không chỉ đơn giản là nộp hồ sơ và đợi kết quả. Nó đòi hỏi một cam kết sâu sắc về thời gian, công sức, và tài chính. Vì vậy, khi so sánh phí, bạn cần xem xét trách nhiệm và công việc mà mỗi giai đoạn yêu cầu.

Mới đây, CIC đã có cập nhật mới, rất quan trọng về visa khởi nghiệp. Với quy trình này, việc các dự án còn non và thiếu nhiều yếu tố sẽ hầu như khó có cơ hội thành công. Cập nhập có thể xem tại đây.

Các bài viết liên quan

Chương trình Start-Up Visa có còn thực hiện quá trình Peer Review không?
Vào ngày 1 tháng 8 năm 2024, Bộ Di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) đã thông báo tạm dừng t...
Đọc thêm
Cập nhật yêu cầu đối với giấy phép lao động cho nhân viên chủ chốt của các công ty khởi nghiệp tại Hoa Kỳ
Ngày 20 tháng 8 năm 2024, luật sư Andrew Greenfield của công ty Fragomen, Del Rey, Bernsen & ...
Đọc thêm

Leave a comment

Please note, comments must be approved before they are published