Các vòng gọi vốn của Start-Up Canada
Đối với các Start-Up công nghệ, mục tiêu luôn là phát triển nhanh chóng ở quy mô quốc gia và toàn cầu. Để làm được điều này, đồng vốn luôn là yếu tố sống còn đối với Start-Up. Cách gọi vốn cho một công ty khởi nghiệp ở Canada nhìn chung cũng như các quốc gia khác, sẽ có các giai đoạn từ giai đoạn từ Pre-Seed Round (tiền hạt giống) đến các series tiếp theo A, B, C, D
ĐỂ NGẮN GỌN THÌ CÓ THỂ CHIA LÀM 3 GIAI ĐOẠN GỌI VỐN:
- Pre-seed and Seed stages/ rounds (vòng Tiền hạt giống và vòng Hạt giống)
- The early funding stage (Series A & B)
- The late funding stage (Series C & D)
Vòng Tiền hạt giống và Hạt giống
Vòng tiền hạt giống là vòng huy động vốn đầu tiên của một Start-Up. Lúc này là công ty bắt đầu có ý tưởng và chuẩn bị thành lập. Thông thường, các doanh nhân sẽ bắt đầu dùng tiền của cá nhân hoặc hỏi bạn bè, gia đình. Có người không có tiền sẽ tự lấy tài sản của cá nhân ra thế chấp. Người ta cũng hay gọi các nhà đầu tư gia đình bạn bè này là “các nhà đầu tư thiên thần” cá nhân.
Sau khi có nguồn vốn vừa đủ để hình thành mô hình mẫu hoặc một kế hoạch bài bản có tính khả thi, thì các doanh nhân sẽ tìm kiếm các tổ chức Angel Investor chuyên nghiệp. Đây có thể gọi là vòng Hạt giống (Seed). Thông thường ở giai đoạn này, các nhà đầu tư thiên thần chỉ bỏ vào khoản tiền không lớn, 50-250 ngàn đô trung bình. Cũng có trường hợp dự án lớn thì vòng Seeding cũng huy độn số tiền hơn 1 triệu đô la.
Một số quỹ đầu tư mạo hiểm nhỏ (Venture Capital) cũng có tham gia vào vòng Seeding.
Series A, B
Đây là giai đoạn công ty đã phát triển, doanh thu ổn định. Do tiềm năng tăng trưởng nhanh nên cần phải gọi vốn tiếp theo vòng A, tiếp theo là B. Lúc này thì các nhà đầu tư gia đình bạn bè thường hết vào nổi vì một phần do định giá công ty đã lớn, một phần là số tiền gọi vốn nhiều nên cần có đơn vị quản lý quỹ chuyên nghiệp tham gia.
Vòng này thường gọi vài triệu đô la, đến khoảng 5-10 triệu đô gì đó. Vòng này thường Angel Investor hoặc Venture Capital sẽ vào.
Series C, D
Khi Start-Up đến vòng này thì công ty đã chiếm lĩnh thị trường, một số rủi ro của công ty khởi nghiệp đã biến mất. Như các vòng trước người ta còn sợ rủi ro công nghệ thì lúc này đã chứng minh được công nghệ khả thi. Ngoài ra, rủi ro về thị trường cũng đã giải quyết trong lúc này, sản phẩm đã thu hút và chiếm lĩnh thị trường. Khi rủi ro biến mất thì đồng nghĩa với giá trị công ty tăng đột biến. Các nhà đầu tư vừa và nhỏ không thể tham gia nổi nữa. Lúc này sẽ là thời điểm cho các tập đoàn đầu tư lớn tham gia.
Nên đầu tư từ vòng nào?
Mỗi vòng đầu tư sẽ tuỳ thuộc vào nội lực của các nhà đầu tư. Tất nhiên Pre-Seed và Seed là hai vòng rẻ nhất nhưng rủi ro cao nhất.
Hiện tại đang có chương trình Shark Tank Việt Nam, mình xem vài tập thì thấy các Sharks có vẻ thích tham gia ở Seed Round vì đây là vòng định giá công ty tương đối thấp. Tuy nhiên, các Sharks không thích đầu tư từ Pre-seed Round vì lúc này dự án còn quá non trẻ, rủi ro cao. Vài dự án trong chương trình Shark Tank Việt Nam mình không nhìn thấy khả năng “global scale”, nhưng các Sharks vẫn đầu tư, có lẽ chỉ cần phát triển trong thị trường đông dân như Việt Nam cũng đủ xài rồi. Tuy nhiên, ở Canada thì khác, thị trường Canada ít dân hơn, nên các Start-Up nếu không có tính “global scale” thì sẽ khó lòng hấp dẫn các nhà đầu tư.
Các vòng gọi vốn thường diễn ra trong khoảng từ 5 đến 7 năm đầu tiên trong vòng đời của một công ty. Tuy nhiên, nó có thể kéo dài hơn 10 năm. Các vòng gọi vốn thành công rất quan trọng, vì đây là cách để mở rộng quy mô, nếu không đủ vốn, quy mô hoạt động có thể bị thu hẹp, có thể dẫn tới kế hoạch phát triển toàn cầu bị ảnh hưởng. Các vòng gọi vốn thành công có thể giúp dẫn tới một con hổ công nghệ và và đưa công ty tiến tới IPO, nghĩa là phát hành cổ phiếu. Theo kinh nghiệm của các bạn bè của mình là doanh nhân chuyên đầu tư vào các công ty khởi nghiệp, họ sau nhiều lần gánh các rủi ro thất bại thì khuyên mình chỉ nên tham gia các round trong vòng 5 năm đầu của công ty. Ngoài ra không nên ở quá lâu trong một doanh nghiệp trừ trường hợp đặc biệt, phải “exit” trong vòng 5 năm tiếp theo.
START-UP VISA CANADA
Start-Up Visa Canada là một mô hình tương tự như trên. Đây là dạng doanh nghiệp phải có tầm nhìn xa, tạo công ăn việc làm cho người Canada và phải global scale là vươn ra thế giới. Trong yêu cầu của chương trình phải có sự hỗ trợ từ một Angel, Venture hoặc Incubator. Sẽ tuỳ giai đoạn của dự án mà các đơn vị sẽ tham gia. Chẳng hạn dự án đang vòng Pre-Seed thì Incubator sẽ là người dẫn dắt, dự án giai đoạn Pre-Seed hoặc Seed thì Angel hoặc Venture nhỏ sẽ vào. Các dự án lớn tầm cỡ thì Venture lớn sẽ vào.
Nếu bạn muốn định cư Canada bằng Start-Up Visa, đặt hẹn ở đây nhé